Tổ chức sự kiện là ngành nghề khá mới mẻ tại Việt Nam những năm gần đây. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, văn hóa như hiện nay thì nhu cầu nhân sự cho ngành nghề này đang rất rộng mở. Thấy được điều đó nên nhiều thí sinh đăng ký dự thi ngành tổ chức sự kiện. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều bạn thắc mắc tổ chức sự kiện học ngành gì. Vậy nên, trong bài viết dưới đây vcu.edu.vn chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết về ngành nghề này.
I. Ngành tổ chức sự kiện là gì?
Tổ chức sự kiện là những hoạt động thuộc lĩnh vực giải trí, văn hóa, thương mại, kinh doanh, thể thao… thông qua các hình thức hội nghị, triển lãm, hội chợ… nhằm mang thông điệp đến các khách hàng và muốn họ có cái nhìn đúng về sự kiện, sản phẩm đó.
Một sự kiện được tổ chức thành công sẽ góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Ngược lại, nếu sự kiện tổ chức thất bại thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến bộ mặt của doanh nghiệp đó. Bởi mỗi sự kiện sẽ có sự tham gia của rất nhiều khách hàng, đối tác…
Vì thế, người tổ chức sự kiện đóng vai trò rất quan trọng. Họ phải là những người giỏi quản lý, hiểu sâu về lĩnh vực, có khả năng bao quát tốt và nắm rõ những điều rủi rõ có thể xảy ra. Tùy vào mỗi lĩnh vực của sự kiện mà người quản lý sẽ có những kế hoạch, phản ứng khác nhau.
II. Làm tổ chức sự kiện nên theo học ngành gì?
Đối với các bạn cuối cấp 3, chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT Quốc gia thì việc chọn đối thi cần được xác định từ sớm để có định hướng, kế hoạch học tập phù hợp. Riêng với ngành tổ chức sự kiện, bạn có thể chọn các khối thi như C, D, A… Đa số những khối thi đều phải có ưu thế về tiếng Anh, ngôn ngữ và khả năng giao tiếp. Vậy tổ chức sự kiện học ngành gì?
Việc theo các khối thi như A, A1, C, D… sẽ giúp bạn có thể chọn những ngành nghề để làm tổ chức sự kiện như:
- Ngành quan hệ công chúng (PR)
- Ngành truyền thông
- Ngành quản trị khách sạn, nhà hàng
- Ngành quản lý sự kiện
- Ngành quản trị kinh doanh
- Ngành đạo diễn…
Theo học những ngành này, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản về tổ chức sự kiện, nhờ đó mà có cái nhìn chính xác và thực tế về nghề hơn. Tuy nhiên, người làm tổ chức sự kiện cũng cần có kiến thức tổng quát. Vì thế, bạn chỉ học ở trường là chưa đủ, hãy chủ động tìm hiểu và tự học thêm các kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp…
Đặc biệt, song song với việc học, bạn cũng cần xây dựng các mối quan hệ xã hội để có thể hỗ trợ cho công việc sau này. Bên cạnh đó là bạn phải có đủ đam mê thì mới có thể đi theo nghề lâu, bởi tổ chức sự kiện được ví von là nghề làm dâu trăm họ.
III. Các vị trí công việc của ngành tổ chức sự kiện
Trong tổ chức sự kiện có rất nhiều vị trí đảm nhận những vai trò khác nhau. Vì thế, ngoài việc biết được tổ chức sự kiện học ngành gì, bạn cũng nên nắm chắc các vị trí, công việc của ngành nghề này.
1. Đạo diễn sự kiện
Đây là người đứng sau toàn bộ những hoạt động để tạo nên một sự kiện. Hiểu đơn giản đạo diễn chính là người đưa ra quyết định cuối cùng và phải đảm bảo tính chính xác trong quá trình sự kiện diễn ra. Đạo diễn sự kiện thường phải thực hiện khối lượng công việc lớn, vì thế để hoàn thành tốt nhiệm vụ thì họ cần phải có kiến thức sâu rộng về nhiều mặt. Đồng thời cũng phải biết quản lý, phân công công việc cho mọi người hiệu quả. Chính vì thế mức lương của đạo diễn sự kiện hiện nay khá cao.
2. Điều phối viên sự kiện
Họ là những người theo dõi sát sao các nhân viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo mọi việc được thực hiện đúng với kế hoạch. Vai trò của các điều phối viên sự kiện chính là kiểm soát và duy trì nguồn ngân sách để không xảy ra tình trạng thiếu chi phí. Mức lương của điều phối viên sự kiện dao động từ 20 đến 30 triệu đồng tùy thuộc vào kinh nghiệm, khả năng trong nghề.
3. Nhân viên Content Writer
Những người này sẽ chịu trách nhiệm trong việc sáng tạo nội dung để sự kiện thu hút, hấp dẫn hơn và đồng thời cần đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Sau khi bài viết của Content được phê duyệt thì sẽ tiền hành lập kế hoạch và chỉnh sửa cho phù hợp. Đó có thể là kịch bản video, blog… Ý tưởng càng sáng tạo thì sức mạnh lan truyền về sự kiện trong cộng đồng càng lớn.
4. Người lên kế hoạch tổ chức sự kiện
Đây là những người đóng vai trò sống còn của một sự kiện. Công việc mà họ đảm nhận chính là chọn địa điểm, làm việc với bộ phận khác để đảm bảo sự kiện diễn ra hiệu quả, catering… Vì thế, những người làm ở vị trí này cần phải có khả năng đàm phán, giao tiếp và luôn giữ được sự bình tĩnh trong môi trường áp lực cao.
5. Quảng bá sự kiện
Những người đảm nhận công việc này sẽ phụ trách quảng bá, nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp. Họ sẽ làm việc với các tổ chức, cơ quan báo chí, truyền thông trong việc quay phim tư liệu, chụp hình tư liệu. Đồng thời vị trí quảng bá sự kiện cần phải sản xuất ấn phẩm quảng cáo, poster để phân phát đến với mọi người. Đồng thời họ cũng cần kết hợp với bộ phận điều phối và chỉ đạo sự kiện để kêu gọi các khoản tài trợ cho chương trình.
IV. Ngành tổ chức sự kiện có dễ xin việc không?
Nhìn chung tổ chức sự kiện là ngành có rất nhiều cơ hội để phát triển; theo thời gian và kinh nghiệm cùng các mối quan hệ bạn có thể tư vấn độc lập hoặc mở một công ty tổ chức sự kiện riêng.
Thêm vào đó, khi công chúng hiện nay càng quan tâm nhiều đến những sự kiện, bữa tiệc, hội nghị… nên nhu cầu đối với nhân viên tổ chức sự kiện, lập kế hoạch… cũng vì thế mà tăng lên. Các công ty tổ chức sự kiện hay các khách sạn, công ty giải trí, nhà hàng đều muốn tìm kiếm nhân sự có trình độ để cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.
Ở Việt Nam, nhu cầu nhân sự tổ chức sự kiện chuyên nghiệp cũng không ngừng tăng lên trong vài năm gần đây. Vì thế bạn hoàn toàn yên tâm về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành tổ chức sự kiện nhé.
Với những chia sẻ trên đây, hi vọng bạn đã phần nào hiểu được tổ chức sự kiện học ngành gì. Qua đó sẽ có những định hướng phù hợp với tương lai nghề nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công.