Việc đào tạo những kỹ năng sống cho trẻ mầm non là vô cùng cần thiết cho sự phát triển của trẻ mà các bậc phụ huynh cần quan tâm, lưu ý trong phương pháp giáo dục trẻ của mình. Dưới đây là những phương pháp cơ bản giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, các bạn nên “bỏ túi”.
Kỹ năng sống là gì?
Trước khi biết về kỹ năng sống cho trẻ mầm non, thì việc đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu chính khái niệm về kỹ năng sống là gì? đã các bạn nhé. Dưới đây là câu trả lời, bạn đọc nên biết.
Kỹ năng sống là việc thúc đẩy sự phát triển của cá nhân, cộng đồng để từ đó nâng cao chất lượng của cộng sống, giúp cho con người sẽ cùng nhau xây dựng lên một xã hội văn minh – văn hóa. Việc có kỹ năng sống sẽ thông qua chính quá trình rèn luyện của mỗi người, nó hình thành từ giáo dục, đào tạo cũng như rèn luyện. Trong sự phát triển của mỗi người, kỹ năng sống có một mối quan hệ với nhau, nó liên quan và cũng hỗ trợ lẫn nhau.
Giáo dục kỹ năng sống có một vai trò quan trọng, cần thiết với trẻ nhất là lứa tuổi mầm non. Việc giáo dục kỹ năng sống sẽ giúp trẻ có khả năng phát triển nhân cách, phát triển thể chất cũng như tình cảm – khả năng giao tiếp – ngôn ngữ – tư duy toàn diện. Từ lứa tuổi mầm non đã được giáo dục kỹ năng sống, sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi bước chân vào cấp học Tiểu học.
Trong đó, những lợi ích cơ bản của kỹ năng sống đem đến cho trẻ mầm non gồm có:
Thể chất: Khi trẻ được giáo dục kỹ năng sẽ được tăng cường về thể chất, nhờ đó có được sự kiên trì, tháo vát và bền bỉ,… những tính cách này được hình thành qua chính bài học, cùng các hoạt động mà trẻ được đào tạo trong quá trình học kỹ năng sống. Từ đó, trẻ sẽ hình thành lên thói quen rèn luyện sự khéo léo, dẻo dai và kiên trì. Nó có ý nghĩa thiết thực, giúp trẻ có thể thích nghi được với những thay đổi trong điều kiện sống nhanh.
Tình cảm: Ngay từ lứa tuổi mầm non trẻ đã được giáo dục kỹ năng sống, trẻ sẽ hình thành được thói quen biết lắng nghe và chia sẻ. Từ đó, giúp trẻ sống có trách nhiệm hơn, biết yêu thương và biết ơn công lao giáo dục của cha mẹ.
Giao tiếp – ngôn ngữ: Khi được giáo dục kỹ năng sống, trẻ mầm non sẽ tự tin hơn trong giao tiếp, việc giao tiếp từ đó cũng hiệu quả hơn. Đặc biết, trẻ sẽ được hướng dẫn và rèn luyện việc lắng nghe, chia sẻ, cách nói chuyện lễ phép và hòa nhã với cha mẹ, người lớn tuổi và bạn bè,
Nhận thức: Khi trẻ mầm non được giáo dục kỹ năng sống, trẻ có sẽ một nền tảng về kiến thức. Từ đó có sự ham mê tìm hiểu, khám phá và sự hiểu biết. Nhờ vào yếu tố này các bậc phụ huynh sẽ dễ dàng xây dựng cho trẻ niềm đam mê với học tập, từ khi còn đang ở tuổi mầm non đến hết cuộc đời.
Thực tế, việc trẻ được giáo dục kỹ năng sống chính là bước đệm để các con sẵn sàng bước vào giai đoạn Tiểu học. Theo đó, ngay từ khi trẻ bước vào độ tuổi mầm non, các bậc phụ huynh cần kết hợp với nhà trường thực hiện giáo dục kỹ năng cho trẻ thực sự nghiêm túc, điều này có ích rất nhiều khi trẻ bước vào lớp 1 cũng như những năm tháng sau này để trở thành một người có ích với xã hội. Vậy phương pháp hình thành kỹ năng nào là hiệu quả nhất trẻ cho mầm non? Các bạn hãy đến với phần tiếp theo của bài viết nhé!
Những phương pháp cơ bản giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Các bạn ạ, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, không phải là việc chúng ta nói với các con cái nào đúng, cái nào sai. Việc chúng ta cần phải làm chính là tạo môi trường cho trẻ có thể trải nghiệm, tìm tòi cũng như khám phá thế giới xung quanh mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Dưới đây là những phương pháp cơ bản giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, các bạn cần nắm được.
Phương pháp giáo dục bằng trò chơi: Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bằng phương pháp giáo dục trò chơi sẽ giúp trẻ có thể thể hiện được thái độ cũng như hành vi của mình. Từ đó, giúp trẻ rèn luyện cách giao tiếp, ứng xử với người lớn, bạn bè và cha mẹ. Phương pháp này cũng giúp cho trẻ hình thành lên kỹ năng nhận xét – đánh giá về hành vi, từ đó nâng cao được năng lực trong tư duy và quan sát. Ngoài ra, áp dụng cách dạy học qua trò chơi cũng giúp trẻ có được sự hứng thú hơn.
Phương pháp học tập qua trải nghiệm: Phương pháp giáo dục kỹ năng sống này là sự kết hợp chặt chẽ của lý thuyết với thực tế dựa trên chính nền tảng tuy duy của não. Điều này giúp trẻ có thể tự học, áp dụng ngay vào thực tế cuộc sống hàng ngày. Như vậy ngay từ nhỏ trẻ đã hình thành nên khả năng tư duy và phân tích, khả năng tổng hợp và khái quát trong chính trải nghiệm của mình. Từ đó trẻ sẽ tự tin hơn trong mọi hoạt động, sẽ hào hứng hơn trong việc học và có hiệu quả nhất định.
Phương pháp động não: Với phương pháp này các bé sẽ được giáo viên đưa ra câu hỏi hoặc một vấn đề cần phải tìm hiểu trước. Phương pháp này giúp bé có thể tư duy, đưa ra nhiều giải định, ý tưởng trả lời và giải quyết vấn đề chỉ trong một thời gian ngắn. Để giúp trẻ có cảm giác vừa học vừa chơi, có hứng thú hơn thì khi về nhà các bậc cha mẹ cũng nên kết hợp phương pháp này vào việc dạy con, sẽ rất có ích đấy ạ.
Phương pháp thảo luận nhóm: Phương pháp này, trong một lớp học giáo viên sẽ chia các bạn nhỏ ra thành từng nhóm và đưa ra một chủ đề để thảo luận, có câu hỏi được giao. Hiệu quả của phương pháp là giúp cho trẻ sẽ tham gia vào hoạt động tập thể một cách chủ động, từ đó tạo cho các con cơ hội chia sẻ về kiến thức và kinh nghiệm,… giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái, tự tin hơn cũng như học được cách biết lắng nghe, trình bày ý kiến bản thân mình thoải tốt hơn.
Phương pháp đóng vai: Với cách này, các trẻ sẽ được giáo viên của mình đưa ra cho một chủ đề, những tình huống cụ thể cho từng nhóm và yêu cầu các con phải vào vai theo từng nhân vật mà nhóm đảm nhận. Phương pháp này giúp cho trẻ có được khả năng suy nghĩ về các vấn đề một cách sâu sắc, từ đó tạo cho trẻ sự hứng thú khi hóa thân vào một ai đó. Từ lời nói, hành động của nhân vật mà bé cảm nhận được và biểu diễn, có tác dụng trong việc giúp các con thay đổi về thái độ và hành vi của bản thân, trước mọi tình huống bất kỳ mà con gặp phải.
Kết luận
Trên đây là những phương pháp cơ bản giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, mà các bậc phụ huynh cần nắm được. Trong những phương pháp chúng tôi chỉ ra, có phương pháp các bạn có thể áp dụng thực tế với con ngay tại nhà, có phương pháp thì cần có tính tập thể và hoạt động nhóm. Vậy nhưng, chỉ cần các con được học tập, được giáo dục theo những phương pháp đó thì các con sẽ phát triển, có tư duy và sự tự tin hơn trong mọi tình huống ngay từ nhỏ khi mới đang ở độ tuổi mầm non.